Tổng hợp thông tin báo chí liên quan đến TP. Hồ Chí Minh ngày 1/6/2022

10:42 01/06/2022

Trung tâm Báo chí Thành phố tổng hợp một số thông tin đáng chú ý liên quan đến TPHCM trên các báo ra ngày 1/6:

Sẽ có thêm công viên đa chức năng 150ha

Báo SGGP đưa tin, vừa qua, tại Hội thảo “Ý tưởng quy hoạch Khu công viên đa chức năng phường Thạnh Xuân và phường Thới An, quận 12”, đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng cho biết, UBND TPHCM đã giao UBND quận 12 lập quy hoạch nghiên cứu, kêu gọi đầu tư dự án công viên tại phường Thạnh Xuân và phường Thới An rộng đến 150ha để bổ sung thêm số lượng công viên xanh cho TPHCM. Đây là một dự án phi lợi nhuận mang tính chất xã hội phục vụ cộng đồng.

Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN

Nhiều đại biểu cho rằng, thành phố nên dùng vốn ngân sách để đền bù giải tỏa, lấy quỹ đất làm công viên cây xanh vì rất khó có một doanh nghiệp nào đủ khả năng đứng ra đền bù và lập một công viên đa chức năng, vui chơi giải trí tại địa điểm này.

Trong lúc chờ thi công công viên, chính quyền các cấp nên tạo điều kiện cho dân có nơi ở an toàn, cho phép người dân xây dựng nhà ở cấp 4 có thời hạn và những công trình phục vụ đời sống...

Xem xét đưa tượng Trần Nguyên Hãn đặt lại trước chợ Bến Thành

Theo Zingnews, sau khi mặt bằng ga ngầm Bến Thành được bàn giao sau 7 năm thi công, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa giao sở, ngành đề xuất phương án quy hoạch xây dựng lại bùng binh trước chợ Bến Thành, cần thiết di dời tượng Trần Nguyên Hãn về vị trí cũ.

Chợ Bến Thành. Ảnh: Chí Hùng
Chợ Bến Thành. Ảnh: Chí Hùng

Bên cạnh việc di dời, lãnh đạo TPHCM giao các đơn vị đề xuất phương án làm mới tượng Trần Nguyên Hãn bằng chất liệu bền vững hơn. Tỷ lệ kích thước bệ tượng và tượng cũng được nghiên cứu đảm bảo phù hợp, hài hòa với tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan khu vực trước chợ Bến Thành.

8 năm trước, tượng đài Trần Nguyên Hãn, một trong những biểu tượng ở khu vực trung tâm TPHCM, được di dời để phục vụ thi công nhà ga ngầm Bến Thành (tuyến metro số 1).

Hệ thống y tế cơ sở tập trung quản lý, điều trị các bệnh mãn tính, không lây nhiễm

Một thông tin khác trên báo SGGP, theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, khám chữa bệnh chỉ là một mảng trong rất nhiều lĩnh vực mà các trạm y tế phải đảm trách. Nhiệm vụ của các trạm y tế là quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn. Hiện Sở Y tế đang thực hiện chuyển đổi hoạt động của các trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình để chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

Các bác sĩ đang khám, tư vấn cho người dân tại Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12
Các bác sĩ đang khám, tư vấn cho người dân tại Trạm y tế phường Hiệp Thành, quận 12

Sắp tới đây, Sở Y tế TPHCM và Bảo hiểm xã hội TPHCM sẽ phối hợp triển khai gói Can thiệp thiết yếu các bệnh không lây nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế (gói WHO PEN).

Theo đó, gói WHO PEN sẽ có 7 nội dung chính gồm: Quản lý nguy cơ bệnh tim mạch - tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản - bệnh phổi tắc nghẽn, chẩn đoán sớm bệnh ung thư, giáo dục sức khỏe, tư vấn bỏ thuốc lá, tự chăm sóc và chăm sóc giảm nhẹ.

“Các trạm y tế vẫn sẽ thực hiện khám chữa bệnh nhưng tập trung vào quản lý, điều trị các bệnh mãn tính không lây nhiễm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nhấn mạnh.

TPHCM còn bao nhiêu tuyến đường bị ngập đang giải quyết?

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, Sở Xây Dựng cho biết trên địa bàn TPHCM hiện nay có 735 tuyến đường trục chính, trong đó có 15 tuyến đường có thể bị ngập sau khi mưa kết thúc và 24 tuyến đường bị ngập trong lúc xảy ra mưa, 9 tuyến đường bị ngập do ảnh hưởng triều cường, chủ yếu ở khu vực các quận vùng ven như TP Thủ Đức, quận 12, quận Gò Vấp…

Nguyên nhân do cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn kết hợp địa hình trũng thấp cục bộ. Ngoài ra, hệ thống cống hiện hữu thiếu đồng bộ do đầu tư qua nhiều giai đoạn làm giảm tốc độ dòng chảy.

Tuyến đường quanh chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức là một trong những điểm ngập mà TPHCM đang xử lý
Tuyến đường quanh chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức là một trong những điểm ngập mà TPHCM đang xử lý

Để giảm ngập khi xảy ra mưa, các đơn vị đã duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, kênh rạch, cửa xả... để tăng cường khả năng thoát nước. Đồng thời vận hành các van ngăn triều, các trạm bơm cố định để thoát nước, xây dựng các đoạn đê tạm ngăn triều tràn bờ gây ngập. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác đấu nối cống, mở hướng thoát nước mới, lắp đặt van ngăn triều, vận hành các trạm bơm hỗ trợ thoát nước...

Đưa nội dung trí tuệ nhân tạo vào trường học từ năm học 2022-2023

VOH đưa tin, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết từ năm học 2022-2023 sẽ đưa nội dung trí tuệ nhân tạo vào nhà trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, đối với khối THCS, nội dung này có thể đưa vào chương trình nhà trường, hoạt động của các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá... Đối với trường THPT, trí tuệ nhân tạo - AI sẽ đưa vào chương trình chính khoá ở lớp 11 và các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ.

"Ở các đơn vị, cần chuẩn bị cho đội ngũ thầy cô dạy tin học để chuẩn bị bồi dưỡng cho việc dạy học trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch để đưa nội dung trí tuệ nhân tạo vào nhà trường, chương trình dạy học chính khoá, chương trình ngoại khoá hoặc câu lạc bộ", ông Trần Ngọc Huy, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, lưu ý.

Nhà sách nhộn nhịp phụ huynh, trẻ em tới chọn quà 1/6

Nhân dịp 1/6, nhiều bậc phụ huynh ở TPHCM tranh thủ đưa con đi mua quà tại các nhà sách. Nhu cầu mua sắm của các bậc phụ huynh về đồ chơi, sách truyện, đồ dùng học tập cho trẻ em có xu hướng tăng cao. Nội dung trên báo Lao động.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, thị trường đồ chơi, quà tặng thiếu nhi cũng đang bước vào cao điểm khi nhu cầu mua sắm của các bậc phụ huynh về đồ chơi, sách truyện, đồ dùng học tập và những mặt hàng thời trang cho trẻ em có xu hướng tăng cao. 
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, thị trường đồ chơi, quà tặng thiếu nhi cũng đang bước vào cao điểm khi nhu cầu mua sắm của các bậc phụ huynh về đồ chơi, sách truyện, đồ dùng học tập và những mặt hàng thời trang cho trẻ em có xu hướng tăng cao. 
Sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thời điểm này với giới kinh doanh là dịp làm nóng thị trường, sức mua tăng. Các nhà sách trên địa bàn Thành phố bày bán nhiều mặt hàng đồ chơi đa dạng giá thành cho các gia đình lựa chọn. 
Sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thời điểm này với giới kinh doanh là dịp làm nóng thị trường, sức mua tăng. Các nhà sách trên địa bàn Thành phố bày bán nhiều mặt hàng đồ chơi đa dạng giá thành cho các gia đình lựa chọn. 
Tổng hợp thông tin báo chí liên quan đến TP. Hồ Chí Minh ngày 1/6/2022 - Ảnh 1
 Theo ghi nhận của Lao Động, cận ngày Quốc tế thiếu nhi, tại các nhà sách ở Quận 1, quận Bình Thạnh,... tấp nập phụ huynh dẫn theo các bé ra vào để lựa chọn quà tặng cho dịp này. Búp bê, siêu nhân, truyện tranh... là những mặt hàng thu hút nhiều trẻ em.
 Theo ghi nhận của Lao Động, cận ngày Quốc tế thiếu nhi, tại các nhà sách ở Quận 1, quận Bình Thạnh,... tấp nập phụ huynh dẫn theo các bé ra vào để lựa chọn quà tặng cho dịp này. Búp bê, siêu nhân, truyện tranh... là những mặt hàng thu hút nhiều trẻ em.
 Tô tượng cũng là một hoạt động được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con trải nghiệm, vui chơi.  
 Tô tượng cũng là một hoạt động được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con trải nghiệm, vui chơi.  

Nhóm BTV (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục