Đằng sau câu chuyện các doanh nghiệp ồ ạt rút lui khỏi thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lạm phát, suy thoái và sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp SME không tránh khỏi việc đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, giảm các thương vụ đầu tư khởi nghiệp đến sự cạnh tranh khốc liệt khiến khách hàng SME phải gồng lỗ và sản xuất cầm chừng hay thậm chí rút lui khỏi thị trường.
Theo số liệu thống kê về tình hình đăng ký Doanh nghiệp trong năm 2023 của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, đã có hơn 172 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm 2022. Năm 2024 vẫn còn là một năm đầy khó khăn khi chỉ mới 4 tháng đầu, đã có 86,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12.2% so với cùng kì năm 2023.
Phần lớn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, hay thậm chí là giải thể có thời gian hoạt động ngắn và tập trung ở quy mô nhỏ. Bởi lẽ doanh nghiệp SME không có sự đầu tư kỹ về cấu trúc và quy mô doanh nghiệp, thường đứng vai trò phụ trong việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn. Khi các doanh nghiệp lớn cắt giảm chi phí, nhu cầu thị trường sụt giảm thì doanh nghiệp SME cũng chịu ảnh hưởng theo. Do đó, việc phải tìm ra hướng phát triển mới và tái cấu trúc, thay đổi định hướng phát triển là điều các doanh nghiệp SME bắt buộc phải làm để vượt qua giai đoạn kinh tế vẫn còn chưa nhiều khả quan.
Bí quyết để “vượt sóng vươn xa” của doanh nghiệp SME
Một trong những phương án giúp các doanh nghiệp SME vượt qua khó khăn và tiến tới phát triển bền vững là chuyển mình để thích nghi. Mặc dù tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng ngành Thương mại điện tử (TMĐT) vẫn phát triển bùng nổ. Doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Những doanh nghiệp tìm thấy cơ hội ở đây và nhanh chóng thay đổi để đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.
Đón đầu các làn sóng số hóa hỗ trợ kinh doanh theo xu hướng doanh nghiệp SME sẽ là đối tượng hưởng lợi nếu có sự chuyển mình nhanh chóng. Tính đến tháng 09/2023, đã có 161 nghìn doanh nghiệp SME sử dụng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) cho thấy sức nóng của câu chuyện chuyển đổi số. Các doanh nghiệp SME cũng cần đầu tư vào công nghệ, từ quản lý dữ liệu, tiếp thị trực tuyến đến dịch vụ khách hàng, gia nhập vào làn sóng chuyển đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm cũng như sức ảnh hưởng thương hiệu.
Để thực hiện các chiến lược thích nghi và thay đổi, việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là yếu tố then chốt. Một nguồn vốn ổn định, kịp thời và ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp SME không chỉ duy trì hoạt động kinh doanh mà còn thực hiện các kế hoạch mở rộng và cải tiến. Gói vay vốn E-Fast từ Eximbank chính là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp SME trong bối cảnh này. Với gói tín dụng lên đến 5.000 tỷ đồng, E-Fast được thiết kế chuyên biệt cho các doanh nghiệp SME cùng những ưu đãi vượt trội và quy trình đơn giản hóa.
E-Fast sở hữu nhiều điểm tối ưu như hạn mức tín dụng lên tới 15 tỷ đồng cho mỗi khách hàng, ngân hàng phản hồi hồ sơ vay trong vòng 4 giờ, lãi suất hấp dẫn chỉ 5.25%/ năm cố định trong suốt thời gian ưu đãi, áp dụng theo từng kỳ hạn vay. Đây thực sự là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn và cần vay ngắn hạn để giải quyết những khó khăn nội tại, tạo đà tăng tốc phát triển kinh doanh.
Không chỉ dừng lại ở hạn mức tín dụng hấp dẫn và lãi suất ưu đãi, E-Fast còn hỗ trợ tối ưu hóa danh mục hồ sơ và thủ tục vay vốn, giúp việc giải ngân trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn được tặng ngay combo ưu đãi tài khoản số đẹp và miễn phí 100% các giao dịch online khi mở tài khoản tại Eximbank, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo dấu ấn cho doanh nghiệp, quản lý tài chính và giao dịch hàng ngày.
Trung tâm Báo chí TP. HCM