HDBank - Top 10 Doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất 2021

11:34 30/12/2021

(HMC) - Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2021 (VLCA) do Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu Tư phối hợp tổ chức đã công bố Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất 2021. HDBank cũng là ngân hàng duy nhất 3 năm liền được vinh danh trong bảng xếp hạng.

HDBank là ngân hàng duy nhất 3 năm liền được vinh danh trong bảng xếp hạng.
HDBank là ngân hàng duy nhất 3 năm liền được vinh danh trong bảng xếp hạng.

Theo nhận xét của Hội đồng bình chọn, năm nay, HDBank là một trong 4 ngân hàng được đánh giá cao nhất lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có báo cáo thường niên tốt nhất, đáp ứng đầy đủ 74 hạng mục trong Bộ tiêu chí Đánh giá Quản trị Công ty năm 2021.

Tại Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2021 lần thứ 14, đa phần các thành viên Hội đồng bình chọn đều thống nhất rằng, khủng hoảng dịch bệnh là một phép thử năng lực quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị các doanh nghiệp. Theo đó, báo cáo thường niên của công ty có công bố khá tốt về cách thức quản lý các rủi ro quan trọng như tài chính, kế toán, kiểm soát nội bộ, vận hành, công nghệ thông tin, môi trường, xã hội và kinh tế.

Vượt lên thách thức của đại dịch COVID-19, nhóm ngân hàng thuộc top vốn hóa lớn được đánh giá tích cực. Đơn cử, các trình bày trọng yếu của HDBank về nội dung lẫn hình thức đã thể hiện được hoạt động kinh doanh duy trì tăng trưởng mạnh và bền vững của ngân hàng với tổng tài sản đạt 346.355 tỷ đồng; Dư nợ tăng 16,1% so với cùng kỳ; Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ duy trì thấp dưới 1%; Vốn chủ sở hữu đạt 29.270 tỷ; Các tỷ lệ an toàn thanh khoản khác đều tốt hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm vượt 12.128 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.

Để đạt các chỉ tiêu kinh doạnh hiệu quả, bên cạnh đa dạng hóa nguồn thu, ngân hàng đã tối ưu hóa chi phí hoạt động, hệ số chi phí/tổng thu nhập hoạt động giảm từ 43,8% tại 30/9/2020 xuống còn 39%. Chi phí tín dụng duy trì mức thấp nhất thị trường nhờ chất lượng tài sản. Hệ số ROE đạt 24%, tăng cao so với mức 21,1% cùng kỳ năm trước.

Đơn vị cũng tiên phong chuyển đổi số toàn diện với nhiều sản phẩm tiện ích trên nền tảng số, đồng thời mở rộng các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng cá nhân, SME trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, lãi suất thấp, nhằm tiếp sức phục hồi và phát triển sau đợt dịch.

Đóng góp cho sự phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững của Việt Nam, HDBank còn đi đầu trong công cuộc “xanh hóa” dòng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo cùng phương án sản xuất thân thiện với môi trường. Đồng thời, thực hiện hàng loạt ký kết với DEG (định chế tài chính phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức), Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp), Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity với tổng giá trị hơn 700 triệu USD nhằm tài trợ cho các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam. Đây cũng là điểm “xanh” tuyệt đối của HDBank trong hạng mục này, thể hiện vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Trước VLCA 2021, HDBank cũng vinh dự đón nhận hàng loạt giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế: Top công ty niêm yết tốt nhất 2021 của Forbes; Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2021 do Tạp chí Asiamoney bình chọn; Top 5 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam; Ngân hàng xuất sắc nhất và Ngân hàng Chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 do Global Brand Award - Giải thưởng Thương hiệu toàn cầu trao tặng. Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm của HDBank từ ổn định lên tích cực…

Huyền Mai

Tin cùng chuyên mục