Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng được xử lý đáng kể

10:07 02/06/2021

(HMC) - Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hiện nay tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cả nước nhìn chung vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, với sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan báo chí..., hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên môi trường mạng đã được xử lý đáng kể.

Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng được xử lý đáng kể
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xảy ra với các hình thức: Giả danh các cơ quan chức năng trên các trang mạng xã hội, dịch vụ viễn thông để gọi điện thoại nhằm khai thác thông tin cá nhân yêu cầu đóng tiền để nhận quà tặng hoặc đe dọa có liên quan đến vụ án và yêu cầu chuyển tiền kiểm tra nhằm chiếm đoạt; sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà tặng, sau đó giả danh nhân viên công ty chuyển phát, hải quan yêu cầu làm thủ tục, chuyển tiền để nhận quà tặng nhằm chiếm đoạt tài sản; nhắn tin thông báo trúng thưởng vào thuê bao di động hoặc tài khoản mạng xã hội yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và nộp tiền lệ phí trao thưởng để chiếm đoạt;...

Xác định đặc điếm chung của hoạt động lừa đảo với các hình thức trên là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin của người sử dụng dịch vụ; sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật và những lợi ích cá nhân do thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vẽ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người sử dụng dịch vụ.

Từ đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền phố biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, thông tin về hành vi, phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điểm hình đế người dân chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.

Trong đó, mỗi tháng 01 lần, các doanh nghiệp di động thực hiện nhắn tin SMS cho toàn bộ thuê bao nội mạng về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, hiện chỉ còn khoảng dưới 10% số cuộc gọi đến có số chủ gọi của nước ngoài được khách hàng nghe máy và thời gian nghe máy dài.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Qua theo dõi, giám sát trên hệ thống tiếp nhận phản ảnh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và ghi nhận từ các doanh nghiệp di động, tổ chức tài chính, ngân hàng, Bộ đã phối hợp với các ban, ngành xử lý ngăn chặn vi phạm rất nhanh chóng (thường từ 3-4 giờ) ngay sau khi phát hiện, qua đó hạn chế được rất lớn mức độ thiệt hại cho người dùng. Tính từ ngày 04/2/2021 đến 20/5/2021, điều phối chặn 100 website giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính. Theo báo cáo của các ngân hàng gửi, số lượng khách hàng bị lừa đảo đã giảm thiểu rõ rệt, thiệt hại giảm khoảng 99%.

Quán triệt tinh thần của Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã chỉ đạo kiểm tra, kiếm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các dịch vụ, đảm bảo an toàn việc tiếp nhận chuyển phát các loại bưu phẩm, ấn phẩm, văn bản của các cơ quan, tố chức, doanh nghiệp và người dân; tổ chức các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc và internet; nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng lưới viễn thông, internet để gửi, phát tán thư điện tử, điện thoại, điện tín có nội dung trái pháp luật và phát tán virus phá hoại các cổng, trang thông tin điện tử. Đồng thời chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, trong thời đại công nghệ số và với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có xu hướng gia tăng. Việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực báo chí, môi trường mạng, xuất bản phấm, quảng cáo, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, thuê bao di động... càng phải tăng cường quản lý chặt chẽ, cấp thiết hon nữa. Trong đó, sự phối họp giữa các Bộ, ban ngành để xử lý, ngăn chặn các thông tin xấu độc là rất quan trọng.

Vân Anh

Tin cùng chuyên mục