Những dự án giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước tại TPHCM

15:13 05/02/2025

Nhà máy xử lý nước thải và cải tạo các tuyến kênh là một trong những dự án giúp TPHCM quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước tại các con kênh, rạch.

Hiện nay tại TPHCM có những dự án lớn liên quan tới xử lý nước thải, đó là dự án “cải thiện môi trường nước TPHCM” và dự án “vệ sinh môi trường TPHCM”.
Hiện nay tại TPHCM có những dự án lớn liên quan tới xử lý nước thải, đó là dự án “cải thiện môi trường nước TPHCM” và dự án “vệ sinh môi trường TPHCM”.
Hiện nay tại TPHCM có những dự án lớn liên quan tới xử lý nước thải, đó là dự án “cải thiện môi trường nước TPHCM” và dự án “vệ sinh môi trường TPHCM”.
Dự án vệ sinh môi trường TPHCM hiện nay đang vào giai đoạn 2, tại dự án này có gói thầu XL-02 đang thi công Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đây được xem là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 524 triệu USD (khoảng 11.133 tỉ đồng). Dự án này gồm có 8 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải với tổng vốn gần 6.000 tỉ đồng.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 524 triệu USD (khoảng 11.133 tỉ đồng). Dự án này gồm có 8 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải với tổng vốn gần 6.000 tỉ đồng.
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè có địa chỉ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, dự án nằm gần ngã ba sông Sài Gòn và Soài Rạp được khởi công năm 2020 và dự kiến hoàn thành xây dựng tháng 6/2025 với tổng diện tích khoảng 38ha.
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè có địa chỉ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, dự án nằm gần ngã ba sông Sài Gòn và Soài Rạp được khởi công năm 2020 và dự kiến hoàn thành xây dựng tháng 6/2025 với tổng diện tích khoảng 38ha.
Dự án có công suất xử lý nước thải đạt 480.000 m3/ngày, nước thải sẽ dẫn từ khu vực giai đoạn 1 cộng với khu vực quận 2 cũ đưa về Nhà máy xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sẽ được xả ra sông Sài Gòn.
Dự án có công suất xử lý nước thải đạt 480.000 m3/ngày, nước thải sẽ dẫn từ khu vực giai đoạn 1 cộng với khu vực quận 2 cũ đưa về Nhà máy xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sẽ được xả ra sông Sài Gòn.
Ghi nhận tại dự án này trong những ngày đầu năm mới, các hạng mục như bể lắng bùn xử lý nước thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... bắt đầu hiện ra rõ nét sau nhiều năm thi công.
Ghi nhận tại dự án này trong những ngày đầu năm mới, các hạng mục như bể lắng bùn xử lý nước thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... bắt đầu hiện ra rõ nét sau nhiều năm thi công.
Hạng mục bể xử lý bằng tia cực tím trước khi xả ra sông đang được thi công. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại A (quy chuẩn nước thải sinh hoạt) trước khi đổ ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Hạng mục bể xử lý bằng tia cực tím trước khi xả ra sông đang được thi công. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại A (quy chuẩn nước thải sinh hoạt) trước khi đổ ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên cũng là một trong những kỳ vọng của TPHCM giúp giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước tại các con kênh, rạch.
Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên cũng là một trong những kỳ vọng của TPHCM giúp giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước tại các con kênh, rạch.
Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên là dự án kênh dài nhất TPHCM với gần 32km đi qua 7 quận, huyện ở Thành phố gồm: Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Huyện Bình Chánh.
Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên là dự án kênh dài nhất TPHCM với gần 32km đi qua 7 quận, huyện ở Thành phố gồm: Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Huyện Bình Chánh.
Sau 2 năm thi công (khởi công tháng 2/2023) hạng mục xây dựng bờ kè thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã đạt hơn 70% khối lượng thi công.
Sau 2 năm thi công (khởi công tháng 2/2023) hạng mục xây dựng bờ kè thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã đạt hơn 70% khối lượng thi công.
Tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Nhân dân TPHCM trong năm 2024, dự án này đã được điều chỉnh mức đầu tư từ 8.200 tỉ đồng thành hơn 9.030 tỉ đồng (tăng hơn 830 tỉ đồng) và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2025 thành 2021 - 2026.
Tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Nhân dân TPHCM trong năm 2024, dự án này đã được điều chỉnh mức đầu tư từ 8.200 tỉ đồng thành hơn 9.030 tỉ đồng (tăng hơn 830 tỉ đồng) và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2025 thành 2021 - 2026.
Sau thời gian triển khai thực hiện dự án cải tạo môi trường nước TPHCM giai đoạn 1 và 2. Đến nay, từ một cù lao sình lầy có nhiều lau sậy ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã trở thành một nhà máy xử lý nước thải hiện đại với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày.
Sau thời gian triển khai thực hiện dự án cải tạo môi trường nước TPHCM giai đoạn 1 và 2. Đến nay, từ một cù lao sình lầy có nhiều lau sậy ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã trở thành một nhà máy xử lý nước thải hiện đại với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 9.850 tỉ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư); nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 1.450 tỉ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 9.850 tỉ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư); nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 1.450 tỉ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).
Nước thải được thu gom sẽ theo hệ thống cống bao đưa về trạm bơm Đồng Diều ở quận 8. Tại trạm này, nước thải loại bỏ sơ bộ cát, rác, rồi bơm qua tuyến cống chuyển về nhà máy Bình Hưng xử lý trước khi đổ ra môi trường.
Nước thải được thu gom sẽ theo hệ thống cống bao đưa về trạm bơm Đồng Diều ở quận 8. Tại trạm này, nước thải loại bỏ sơ bộ cát, rác, rồi bơm qua tuyến cống chuyển về nhà máy Bình Hưng xử lý trước khi đổ ra môi trường.
Bên trong nhà máy, nước thải từ bể phân phối sẽ được chia đều cho 10 bể lắng sơ cấp. Tại đây sẽ có hệ thống thu bùn tươi và dẫn bùn tới bể cô đặc trọng lực, còn nước thải sẽ tiếp tục chảy qua 10 bể sục khí.
Bên trong nhà máy, nước thải từ bể phân phối sẽ được chia đều cho 10 bể lắng sơ cấp. Tại đây sẽ có hệ thống thu bùn tươi và dẫn bùn tới bể cô đặc trọng lực, còn nước thải sẽ tiếp tục chảy qua 10 bể sục khí.
Sau khi ra khỏi bể sục khí, nước sẽ chảy tiếp qua 10 bể lắng thứ cấp, rồi đưa tới bể khử trùng. Bùn sau khi cô đặc bởi trọng lực và ly tâm sẽ được bơm về bể bùn hỗn hợp và được đưa đến máy tách nước ly tâm để tách nước.
Sau khi ra khỏi bể sục khí, nước sẽ chảy tiếp qua 10 bể lắng thứ cấp, rồi đưa tới bể khử trùng. Bùn sau khi cô đặc bởi trọng lực và ly tâm sẽ được bơm về bể bùn hỗn hợp và được đưa đến máy tách nước ly tâm để tách nước.
Công trình góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ. Đồng thời giúp cải tạo nguồn nước tại các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11 và huyện Bình Chánh.
Công trình góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ. Đồng thời giúp cải tạo nguồn nước tại các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11 và huyện Bình Chánh.

Nguyên Hồng/PNTP

Tin cùng chuyên mục