Tọa đàm “Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất: Hãy đi tiêm khi đến lượt"

09:21 06/11/2021

(HMC) - Tiếp nối thành công của buổi tọa đàm đầu tiên trong chuỗi sự kiện thuộc chiến dịch truyền thông “Tiêm vắc xin - vững niềm tin”, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Tập đoàn Meta tổ chức buổi tọa đàm số 2 với chủ đề: “Vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất: Hãy đi tiêm khi đến lượt”, diễn ra trên fanpage của Bộ Y tế Sức khỏe Việt Nam và Yeah1 TV tối 5/11.

Với sự tham dự của các khách mời là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế: GS. TS. Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, PGS. TS. Phó giáo sư tiến sĩ Trần Đắc Phu - Chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Công cộng Việt Nam, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM (kết nối trực tuyến với tọa đàm từ đầu cầu TPHCM).

Các chuyên gia y tế tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất: Hãy đi tiêm khi đến lượt” vào tối 5/11.
Các chuyên gia y tế tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất: Hãy đi tiêm khi đến lượt” vào tối 5/11.

Buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông “Tiêm vắc xin - vững niềm tin” do Bộ Y tế phối hợp cùng tập đoàn Meta phối hợp tổ chức. Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền mạnh mẽ về chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 để người dân hiểu về lợi ích và trách nhiệm khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 . Đồng thời, thông qua qua đó kêu gọi toàn dân tham gia hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.

Tại chương trình, trả lời thắc mắc tại sao hiện nay nhiều người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vẫn mắc Covid-19, PGS. TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, cho biết có những vắc-xin hiệu lực rất cao như vắc-xin đậu mùa, sởi (tiêm 1 mũi, có thể miễn dịch suốt đời) mà quá trình sản xuất vắc-xin có thể mất 4-5 năm hoặc các vắc-xin khác sản xuất đến 10 năm; thậm chí đến nay, có những bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin như HIV/AIDS, sốt rét…

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trong các nghiên cứu, vắc-xin phòng Covid-19 làm giảm khả năng lan truyền virus trong cộng đồng “nhưng không phải triệt để 100%”, vì thế những người đã tiêm chủng vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người đã tiêm vắc-xin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc không có triệu chứng. Điều này giúp hạn chế tình trạng quá tải hệ thống y tế và giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm virus.

Trong thời gian vừa qua, tại TPHCM đã từng chứng kiến nhiều người đã tiêm chủng không gặp phải tình trạng trở nặng khi mắc Covid-19 và không phải đến các cơ sở y tế để điều trị.

Linh Nhi

Tin cùng chuyên mục