Văn bản nêu rõ, đối với trường hợp F1 trong cộng đồng, không áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR đối với từng mẫu đơn để sàng lọc. Thay vào đó, thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc, nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính thì thực hiện xét nghiệm mẫu đơn RT-PCR.
Với trường hợp F1 cách ly tập trung, đến ngày thứ 7 có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính thì đủ điều kiện chuyển về tiếp tục cách ly tại nhà.
Trường hợp F1 cách ly tại nhà thì thực hiện xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên thay vì xét nghiệm RT-PCR.
Đối với vùng nguy cơ rất cao và vùng nguy cơ cao, các đơn vị thực hiện xét nghiệm gộp mẫu trong test nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 theo hộ gia đình. Tiến hành giải gộp ngay bằng test nhanh đối với mẫu gộp có kết quả dương tính. Khẳng định lại bằng phương pháp Realtime RT-PCR với những mẫu đơn có kết quả test nhanh dương tính. Lặp lại xét nghiệm test nhanh sau 72 giờ và thực hiện tối thiểu 3 lần (riêng lần thứ ba thực hiện mẫu gộp nhiều hộ gia đình).
Riêng khu vực nguy cơ, thực hiện xét nghiệm gộp mẫu trong test nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 đối với từng hộ gia đình tương tự như vùng nguy cơ cao trong lần thứ nhất. Sau 5 ngày, thực hiện xét nghiệm lần 2 bằng Realtime RT-PCR gộp 10 mẫu.
Còn tại khu vực cộng đồng bình thường mới, thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10 đại diện hộ gia đình.
Với các mẫu đơn cần xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp Realtime RT-PCR, các đơn vị gửi mẫu đến các phòng xét nghiệm đã được thẩm định đủ năng lực khẳng định SARS-CoV-2 theo sự điều phối của Trung tâm điều phối xét nghiệm TP.
Trung tâm Báo chí TPHCM cung cấp toàn văn bản: TẠI ĐÂY