Đừng ồ ạt chặt bỏ cây xanh trong sân trường

16:58 03/06/2020

Sau vụ cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TPHCM) bật gốc đè tử vong một học sinh và làm nhiều học sinh khác bị thương vào ngày 26/5, đã xuất hiện tâm lý lo ngại có thêm những vụ tai nạn do cây xanh đổ ngã.

Đừng ồ ạt chặt bỏ cây xanh trong sân trường
Không chặt bỏ cây xanh trong sân trường mà hãy chăm sóc cây an toàn. Ảnh MXH

Hãy chăm chút cây xanh an toàn

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, để đảm bảo an toàn, nhiều cây xanh cổ thụ trong trường học, cơ quan, đơn vị và trên các tuyến phố đã bị cưa hết nhánh hoặc bị chặt hạ, trong khi mảng xanh ở đô thị đang rất ít.

Sau vụ tai nạn chết người do cây xanh đổ ngã trong sân trường học, nhiều nơi đồng loạt đốn hạ nhiều cổ thụ để đảm bảo an toàn. Đúng là tính mạng con người quan trọng hơn cả, nhưng cũng nên nhớ rằng để trồng được một cây xanh có bóng mát, nhất là những cây cổ thụ thì phải mất hàng chục năm, thậm chí gần cả trăm năm.

Thế nên, đừng đổ tội cho cây xanh mà ồ ạt cưa cành, chặt hạ cây xanh; cần rà soát, nghiên cứu xem cây nào phải đốn hạ, cây nào vẫn còn đảm bảo an toàn để chăm chút. Sẽ thật buồn khi những con đường, những ngôi trường không có cây xanh, hoặc cây xanh bị cưa cành trụi lủi, chẳng khác nào cây… cột điện, không còn tác dụng tạo cảnh quan, bóng mát và điều hòa dưỡng khí nữa.

Có một biện pháp để cổ thụ sống chắc chắn, an toàn là gia cố, chằng chống. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu, người ta rất chăm chút giữ an toàn, chống ngã đổ cho cây xanh ở đô thị, những cây cổ thụ to lớn đều có vòng đai thép lớn quanh thân, kèm theo đó là các trụ ống thép lớn cắm xuống quanh gốc theo kiểu như… kiềng 3 chân chắc chắn, vững chãi, có thể chống chọi được với gió lớn, dông bão. Ở nước ta, cách này chỉ được thực hiện cho cổ thụ thuộc dạng di tích hay rất quý hiếm tại một số địa điểm như bảo tàng, chùa chiền.

Bà Nguyễn Thị Loan, Học viện Thanh thiếu niên cho rằng, sau vụ tai nạn chết người do cây xanh đổ ngã trong sân trường học, nhiều nơi đồng loạt đốn hạ nhiều cổ thụ để đảm bảo an toàn. Đúng là tính mạng con người quan trọng hơn cả, nhưng cũng nên nhớ rằng để trồng được một cây xanh có bóng mát, nhất là những cây cổ thụ thì phải mất hàng chục năm, thậm chí gần cả trăm năm.

Thế nên, đừng đổ tội cho cây xanh mà ồ ạt cưa cành, chặt hạ cây xanh; cần rà soát, nghiên cứu xem cây nào phải đốn hạ, cây nào vẫn còn đảm bảo an toàn để chăm chút. Sẽ thật buồn khi những con đường, những ngôi trường không có cây xanh, hoặc cây xanh bị cưa cành trụi lủi, chẳng khác nào cây… cột điện, không còn tác dụng tạo cảnh quan, bóng mát và điều hòa dưỡng khí nữa.

Có một biện pháp để cổ thụ sống chắc chắn, an toàn là gia cố, chằng chống. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu, người ta rất chăm chút giữ an toàn, chống ngã đổ cho cây xanh ở đô thị, những cây cổ thụ to lớn đều có vòng đai thép lớn quanh thân, kèm theo đó là các trụ ống thép lớn cắm xuống quanh gốc theo kiểu như… kiềng 3 chân chắc chắn, vững chãi, có thể chống chọi được với gió lớn, dông bão. Ở nước ta, cách này chỉ được thực hiện cho cổ thụ thuộc dạng di tích hay rất quý hiếm tại một số địa điểm như bảo tàng, chùa chiền.

Để cây xanh luôn tỏa bóng mát, tạo cảnh quan và môi trường sống trong lành chỉ nên chặt hạ những cây có cành giòn, dễ gãy, khả năng ngã đổ cao. Cùng với việc gia cố chắc chắn an toàn cho cổ thụ không bị ngã đổ, cũng nên có phương án cụ thể, rõ ràng trước khi trồng một loại cây xanh nào đó làm bóng mát sao cho có ích lợi nhất.

Nhiều trường chặt bỏ cây xanh

Theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ, hiện nay nhiều trường học cùng các đơn vị chuyên môn tại TP.HCM đang khẩn trương rà soát tình hình “sức khỏe” cây xanh trong khuôn viên để xử lý kịp thời, tránh những trường hợp không may xảy ra.

Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) hiện có số lượng cây xanh cổ thụ nhiều nhất nhì TP. Ông Nguyễn Đăng Khoa - hiệu trưởng - cho biết trường có khoảng 30 cây cổ thụ, trong đó đến 20 cây xấp xỉ trăm tuổi. Nhiều cây cao đến 40m, gốc to 3-4 người ôm không xuể.

“Thăm khám”, chăm sóc cây xanh tại Trường mầm non TP.HCM (Q.3, TP.HCM) trưa 29-5 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
“Thăm khám”, chăm sóc cây xanh tại Trường mầm non TP.HCM (Q.3, TP.HCM) trưa 29-5 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Khoa chia sẻ bản thân ông cũng nhận thấy các cây có thể tiềm ẩn nguy hiểm nên mỗi năm trước khi vào thời gian mưa bão, trường đều hợp đồng với công ty công viên cây xanh hạ độ cao cây, mé nhánh, tỉa cành để hạn chế rủi ro.Trong sáng 29-5, người của công ty công viên cây xanh một lần nữa đến trường kiểm tra, cho lời khuyên về từng cây cụ thể: cây nào cần hạ độ cao, cây nào cần mé nhánh, tỉa cành... "Nay mai bên đó báo giá, hai bên sẽ làm ngay để đảm bảo an toàn. Năm nào chúng tôi cũng tốn khoản tiền tương đối, 60-70 triệu, để hạ độ cao, mé nhánh cây" - ông Khoa nói.

Do số cây trong khuôn viên rất nhiều, trường thuê hẳn một nhân viên "có nghề" từ Vĩnh Long lên chăm sóc, theo dõi. Ông Khoa cho biết thường xuyên dặn dò nhân viên này nếu phát hiện các nhánh cây có nguy cơ mục thì cần xử lý ngay nếu có khả năng, còn không thì phải liên hệ với công ty công viên cây xanh sang hỗ trợ.

Những ngày qua, nhiều trường cũng nhanh chóng "khám sức khỏe" lại các cây xanh trong khuôn viên để có hướng xử lý kịp thời. Ngày 28-5, Trường THCS Bạch Đằng (Q.3) chặt thêm một cây phượng sau vụ tai nạn cây bật gốc vừa qua. Cây phượng này cao gần 10m, nằm ở góc sân, thân to khoảng 2 người ôm. Do tuổi đời hơn 25 năm, cây rỗng ruột, mục rễ.

Trường mầm non TP.HCM (Q.3) trong 2 ngày 28 và 29-5 cũng phối hợp cơ quan chuyên môn rà soát, xử lý một số cây theo khuyến cáo an toàn. Trường cho bứng gốc 2 cây phượng, 1 cây sa kê có dấu hiệu không an toàn, đồng thời tỉa nhánh nhiều cây cao trong khuôn viên.

Trong khi đó, nhiều trường lên lịch mé nhánh, tỉa cành vào cuối tuần này để tránh ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Lãnh đạo một trường THPT ở Q.10 cho biết để giảm bớt lo lắng cho phụ huynh, trường cho bảo vệ cắt mé một số cây cao dưới 10m mà nhìn bằng mắt thấy không an toàn, thậm chí trước khi phối hợp với công ty công ích kiểm tra toàn diện những ngày tới.

Theo giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM Lê Công Phương, sau sự cố cây phượng bật gốc tại Trường THCS Bạch Đằng, nhiều trường học liên hệ với công ty để hỗ trợ kiểm tra, đốn hạ những cây xanh lâu năm, già cỗi.

Ông Phương thừa nhận đa số các trường đều không có kiến thức sâu về cây xanh, do đó muốn để nhiều cành lá, tán rộng để tạo bóng mát nhưng không lường được độ nặng của tán cây, cành lá có thể làm phần gốc chịu không nổi khi có gió lớn. Nhiều trường hợp chỉ một nhánh cây bị tét rơi từ trên cao xuống cũng gây nguy hiểm về tính mạng.

Ông cho biết thêm, hiện nay nhiều trường mua cây đã lớn về để trồng tạo mảng xanh. Đối với những cây này, rễ sẽ không bám được vào đất ngay mà phải có thời gian chăm sóc để cây bén rễ. Do đó khi mua cây đã lớn về trồng thì phần đất nơi gốc cây phải được xử lý kỹ để tạo độ chắc, cây sau khi trồng phải được chằng chống để tránh ngã đổ khi có gió to.

Ông Phương cũng lưu ý việc nhận diện, đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm của cây xanh rất khó vì cây trong đô thị nhìn thấy bình thường, lá vẫn xanh nhưng bên trong nhiều khi đã mục ruỗng. Các cây này có thể bị bật gốc do nhiều nguyên nhân như quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cây xanh, thời tiết biến đổi khí hậu, ngập úng do triều cường, mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh...

Trung tâm báo chí TP. Hồ Chí Minh (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục