|
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri Quận 5. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) |
Cử tri TP.HCM đề nghị sớm giải quyết dứt điểm ô nhiễm môi trường
Trên báo điện tử Vietnamplus (TTXVN) đưa tin: Ngày 15/10 , Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc cử tri Quận 5 trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Nhiều vấn đề như ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt chưa được giải quyết triệt để, một số công trình trọng điểm chậm tiến độ, tình trạng mua bán và sử dụng ma túy phức tạp, xây dựng trái phép... đã được cử tri nêu lên tại buổi tiếp xúc.
Đồng tình với ý kiến của nhiều cử tri nêu, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng tình trạng ách tắc giao thông ở thành phố ngày càng tăng lên, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể, dân số thành phố tăng lên, trong khi đó hạ tầng giao thông không theo kịp do chưa đủ kinh phí.
Giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp, trong đó nhiều dự án hạ tầng giao thông được triển khai như tám tuyến đường sắt đô thị, ba đường vành đai, liên kết vùng về giao thông, tiếp tục tổ chức lại hệ thống giao thông công cộng, điều tiết giao thông thông minh.
Về lâu dài, thành phố tiếp tục rà soát, quy hoạch, tăng tỷ lệ đất dành cho xây dựng hạ tầng giao thông, tăng kinh phí làm đường, vừa tăng nguồn lực đầu tư nhà nước, vừa đẩy mạnh hợp tác công-tư.
Để giải quyết tình trạng ngập, theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, bên cạnh nỗ lực của thành phố trong triển khai các công trình chống ngập cần có sự chung tay góp sức của người dân bằng cách không xả rác xuống cống rãnh. Trước bức xúc của người dân về vấn đề tham nhũng, tiêu cực, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ chống tham nhũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đã lâu. Đặc biệt trong những năm gần đây, công tác này đạt được kết quả mạnh mẽ, góp phần khôi phục lại niềm tin trong nhân dân.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp tân Tổng Lãnh sự Campuchia
Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: trưa 15 -10, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã tiếp xã giao ông Sok Dareth, tân Tổng Lãnh sự Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh, nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác tại TPHCM. Đồng chí Nguyễn Thành Phong bày tỏ mong muốn ông Sok Dareth sẽ là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa TPHCM với các địa phương Campuchia thông qua các dự án cụ thể trong thời gian tới.
TP. Hồ Chí minh thử nghiệm thi kiểm tra cuối học kỳ (hoặc giữa kỳ) trên các thiết bị công nghệ hiện đại
Cũng theo báo Sài Gòn Giải Phóng, năm học 2019-2020 là năm học thứ 2, các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí minh thử nghiệm hình thức thi kiểm tra cuối học kỳ (hoặc giữa kỳ) trên các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại di động, máy tính để bàn, máy tính bảng, laptop… Đây là một trong những bước chuẩn bị của các trường trong việc giúp học sinh làm quen hình thức thi trên máy tính, dự kiến sẽ triển khai tại kỳ thi THPT quốc gia sau năm 2021.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết thi trên máy tính phải tuân thủ nguyên tắc không “gây sốc” cho thí sinh. Những nơi nào thuận lợi sẽ triển khai trước, chỗ nào chưa đủ điều kiện thì tiếp tục duy trì hình thức thi trên giấy theo nguyên tắc giảm dần số lượng. hướng đến mục tiêu mở rộng hình thức thi trên máy tính, đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh.
TP. Hồ Chí Minh sắp có trung tâm thương mại Sense City quy mô lớn
Theo Đài tiếng nói Nhân dân TP.Hồ Chí Minh, nối tiếp sự thành công của mô hình trung tâm thương mại thuần việt - Sense City do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) nghiên cứu đầu tư, công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op (SCID) vận hành thành công tại Cà Mau, Bến Tre, Cần Thơ và TP. HCM, ngày 14/10, Saigon Co.op đã tiến hành ký kết hợp tác với Công ty CP Đầu tư Đông Sài Gòn (DSG) để tiếp tục phát triển thêm một trung tâm thương mại (TTTM) Sense City tại Khu công nghệ cao Quận 9.
TTTM Sense City quận 9, hay còn gọi là Sense City Đông Sài Gòn tọa lạc tại trục đường chính của Khu công nghệ cao đường D2 và nằm ngay cửa ngõ tiếp giáp với khu dân cư thuộc đường Lã Xuân Oai, quận 9, TP HCM dự kiến có tổng diện tích sàn trên 50.000 m2, gồm 1 tầng hầm bãi xe và 4 tầng nổi. Saigon Co.op – SCID và Công ty cổ phần đầu tư Đông Sài Gòn quyết tâm đảm bảo tiến độ đưa TTTM Sense City Đông Sài Gòn hoạt động vào quý III/2020.
Hạn chế xe 3, 4 bánh thô sơ lưu thông: Cần giải pháp căn cơ
Ở lĩnh vực giao thông hạ tầng, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, hiện tại TP. Hồ Chí Minh có 2.990 xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ. Trong số này, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, chỉ có 9 xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ mang biển số TP. Hồ Chí Minh được cấp giấy chứng nhận kiểm định còn thời hạn hiệu lực...
Xe 3, 4 bánh thô sơ, không đảm bảo chất lượng an toàn đã và đang tạo ra những nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông cho thành phố. 10 năm trước TPHCM đã ban hành Quyết định 04/2009 hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người nghèo đang sử dụng xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn này. Thế nhưng, sau chừng ấy năm… mọi việc gần như trở lại điểm xuất phát ban đầu.
Quy trình kiểm soát chất lượng nước SAWACO được thực hiện kiểm soát vi tính (online) từ đầu nguồn đến cuối nguồn
Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho hay, theo ông Trần Kim Thạch – Trưởng phòng quản lý chất lượng nước Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (SAWACO) thì hiện nay quy trình kiểm soát chất lượng nước SAWACO được thực hiện kiểm soát vi tính (online) từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân. Trong trường hợp phát hiện ô nhiễm, mặn vượt ngưỡng, nhà máy phải ngưng xử lý nước. Trên thực tế, hiện nay hệ thống đường ống cấp nước từ nhà máy đến khu vực cuối nguồn dài hàng chục kilomet nên có chỗ nước bị lắng cặn, chất khử trùng chưa đồng đều.
Băn khoăn chuyện “Có sàn, mái, tường được tính là nhà ở?”
“Có sàn, mái, tường được tính là nhà ở?” là nhan đề bài báo đáng chú ý trên báo Thanh Niên số ra ngày 16/10. Theo nội dung bài báo, kết quả điều tra dân số và nhà ở tại TP.Hồ Chí Minh năm 2019 cho thấy toàn thành phố chỉ có 39 hộ không có nhà ở trong tổng số gần 9 triệu người dân (trong khi theo Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh thì có tới 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với cha mẹ).
Lý giải về điều này, Cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh cho biết những hộ không có nhà ở là những hộ sống ở lều, lán trại, vỉa hè. Đặc biệt, điều tra của ngành thống kê không dựa trên chủ quyền nhà mà chỉ thống kê nơi ở. Theo định nghĩa của ngành này, những nơi có thể chưa phải là căn hộ, căn nhà nhưng có cửa ra vào riêng, có sàn, mái, tường thì đủ điều kiện được xem là nơi ở. Vì vậy, trường hợp nhà bè ở trên sông, hồ có đầy đủ 3 bộ phận: sàn, mái, tường như định nghĩa trên thì được tính là nhà ở. Hay có những người sống ở gầm cầu thang mà có vách, có cửa ra vào thì cũng tính là có nơi ở.
“Hàng loạt dự án ì ạch vì chờ mặt bằng”
“Hàng loạt dự án ì ạch vì chờ mặt bằng” là tiêu đề và cũng là nội dung chính của bài báo trên báo Người Lao Động số ra hôm nay, 16/10. Theo đó, tính đến khoảng cuối tháng 9, Chính phủ chưa ban hành nghị quyết chấp thuận cho phép TP.Hồ Chí Minh áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng các dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, hàng loạt dự án hiện đang ngổn ngang bởi không có mặt bằng. Trong đó có nhiều dự án lĩnh vực giao thông, chống ngập. Điều này kéo theo vốn đầu tư càng tăng cao chứ không chỉ ảnh hưởng tiến độ của dự án.
Theo cơ chế đặc thù rút ngắn thời gian bồi thường hỗ trợ mà TP.Hồ Chí Minh đề xuất, nhiều vấn đề chưa có trong quy định và không thuộc thẩm quyền của thành phố. Cụ thể như thành phố chủ động ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hàng năm, làm cơ sở lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Kế đến là cho thành phố được ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện công khai, minh bạch… Điều này giúp rút ngắn thời gian bồi thường, đồng thời xác định rõ các công đoạn của quy trình, cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian hoàn thành trong từng công
TTBC