Theo đó, với mục đích giám sát, phòng ngừa và hạn chế ngộ độc thực phẩm (NĐTP), giảm tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trên toàn địa bàn TP, phát hiện các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn đang lưu thông trên thị trường, Ban quản lý ATTP TPHCM tiến hành giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm bằng biện pháp cảnh báo đối với các thực phẩm không đảm bảo thông qua văn bản chỉ đạo, thông tin cảnh báo từ đơn vị chức năng và cơ quan ban ngành.
Đồng thời, thông qua việc lấy mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm đột xuất và định kỳ, xác định khả năng gây nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng, thông qua kết quả xét nghiệm để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
Bên cạnh đó, xây dựng và vận hành hệ thống giám sát ATTP tại các phòng thí nghiệm, hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi, liên thông kết quả kiểm nghiệm, làm cơ sở đánh giá mối nguy ô nhiễm thực phẩm.
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ATTP nhằm hạn chế NĐTP xảy ra đối với các loại hình dịch vụ ăn uống có nguy cơ cao như cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhận suất ăn, căng tin hoạt động trên địa bàn TP.
Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ ATTP đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Mỗi quận huyện triển khai xây dựng ít nhất 1 mô hình điểm mới về thức ăn đường phố trong năm 2021, đảm bảo duy trì tỷ lệ 85% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại các mô hình điểm chấp hành 10 tiêu chí đảm bảo điều kiện ATTP thức ăn đường phố. 100% địa phương trang bị các bộ kiểm nghiệm nhanh bao gồm: kiểm nghiệm nhanh các chỉ tiêu hàn the, formon, phẩm màu, độ sạch dụng cụ…đảm bảo hạn sử dụng theo quy định.
Theo kế hoạch, Ban quản lý ATTP phối hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ATTP 1000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, trung bình kiểm tra 5 cơ sở/ngày. Đồng thời đảm bảo 90% các cơ sở chế biến, dịch vụ ăn uống trong trường học được kiêm tra, giám sát ít nhất 1 lần/năm; 100% các cơ sở chế biến thức ăn trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp được kiểm tra giám sát tối thiểu 1 lần/năm