Sáng 10-11, Hội đồng nhân dân TP.HCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - chính quyền trả lời” tháng 11 với chủ đề “Thi hành án dân sự - quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Tại chương trình, cử tri Nguyễn Thanh Bình - nguyên trưởng khoa nhà nước pháp luật (Học viện Cán bộ TP), đặt vấn đề về giải pháp để tăng tỉ lệ % án thi hành dân sự xong.
Ông Bình cho rằng công tác thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự để thu hồi tài sản, phục hồi các quyền về tài sản, quyền dân sự của người dân hoặc tổ chức bị xâm phạm.
Nếu công tác này không được thi hành tốt hoặc không được thi hành thì nhiều bản án, quyết định của tòa, phán quyết của trọng tài trở thành vô nghĩa. Tuy nhiên hiện nay ở TP có rất nhiều án dân sự phải thi hành, ở mức cao nhất cả nước mà tỉ lệ thi hành án xong chỉ đạt khoảng 70% hằng năm.
Ông Nguyễn Thanh Hà - phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP - cho biết Cục Thi hành án dân sự TP.HCM (Cục THADS) luôn là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng việc và tiền phải thi hành án hằng năm.
Cụ thể về việc chiếm từ 11-14% và về tiền chiếm từ 37- 40% cả nước, trong khi biên chế chỉ chiếm khoảng 6% cả nước.
Không chỉ vậy, khi so sánh số lượng việc và tiền phải thi hành án của năm 2023 so với năm 2013, tỉ lệ số lượng việc đã tăng 3,8 lần và về tiền là tăng 5,7 lần, nhưng biên chế không tăng lại còn cắt giảm 44 biên chế.
Thời gian sắp tới, ông Hà nhận định công tác thi hành án dân sự sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là khi phải tổ chức thi hành nhiều vụ đại án mới như Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, 2.
Do đó, để nâng cao tỉ lệ thi hành án xong, Cục Thi hành án dân sự sẽ tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan trong hoạt động thi hành án, nhất là công tác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; xác minh tính pháp lý của tài sản thi hành án.
Sáng 10-11, Hội đồng nhân dân TP.HCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - chính quyền trả lời” tháng 11 với chủ đề “Thi hành án dân sự - quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Tại chương trình, cử tri Nguyễn Thanh Bình - nguyên trưởng khoa nhà nước pháp luật (Học viện Cán bộ TP), đặt vấn đề về giải pháp để tăng tỉ lệ % án thi hành dân sự xong.
Ông Bình cho rằng công tác thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự để thu hồi tài sản, phục hồi các quyền về tài sản, quyền dân sự của người dân hoặc tổ chức bị xâm phạm.
Nếu công tác này không được thi hành tốt hoặc không được thi hành thì nhiều bản án, quyết định của tòa, phán quyết của trọng tài trở thành vô nghĩa. Tuy nhiên hiện nay ở TP có rất nhiều án dân sự phải thi hành, ở mức cao nhất cả nước mà tỉ lệ thi hành án xong chỉ đạt khoảng 70% hằng năm.
Ông Nguyễn Thanh Hà - phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP - cho biết Cục Thi hành án dân sự TP.HCM (Cục THADS) luôn là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng việc và tiền phải thi hành án hằng năm.
Cụ thể về việc chiếm từ 11-14% và về tiền chiếm từ 37- 40% cả nước, trong khi biên chế chỉ chiếm khoảng 6% cả nước.
Không chỉ vậy, khi so sánh số lượng việc và tiền phải thi hành án của năm 2023 so với năm 2013, tỉ lệ số lượng việc đã tăng 3,8 lần và về tiền là tăng 5,7 lần, nhưng biên chế không tăng lại còn cắt giảm 44 biên chế.
Thời gian sắp tới, ông Hà nhận định công tác thi hành án dân sự sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là khi phải tổ chức thi hành nhiều vụ đại án mới như Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, 2.
Do đó, để nâng cao tỉ lệ thi hành án xong, Cục Thi hành án dân sự sẽ tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan trong hoạt động thi hành án, nhất là công tác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; xác minh tính pháp lý của tài sản thi hành án.
Tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương cũng như tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự.
Cũng tại chương trình, ông Trần Hữu Nghĩa, phó Ban Dân chủ pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM trăn trở: Có hay không tình trạng cán bộ, chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự TP.HCM lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tổ chức thi hành các bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật để trục lợi. Và cục đã có giải pháp gì để khắc phục triệt để hành vi đó?
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Thanh Hà cho biết từ năm 2020 đến nay, qua công tác kiểm tra Cục THADS TP đã phát hiện 5 công chức có hành vi tiêu cực trong hoạt động thi hành án dân sự, trong đó có 3 công chức thành viên và 2 thư ký.
Ngay sau khi phát hiện, cục đã xử lý nghiêm khắc theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, kỷ luật cảnh cáo 2 công chức, buộc thôi việc 3 công chức, trong đó có 1 trường hợp chuyển cơ quan điều tra.
Trong thời gian tới, để hạn chế mức thấp nhất các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong công tác thi hành các bản án, quyết định, cục thường xuyên quán triệt giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đến công chức.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, quán triệt các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thi hành án dân sự…