V.I.Lenin: Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới

09:50 22/04/2020

V.I.Lenin: Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới - Ảnh 1

Là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lenin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc.

Lenin đã phát triển toàn diện và sáng tạo học thuyết Marxist và nâng lên thành chủ nghĩa Marx-Lenin ngày nay. Lenin đã biến học thuyết của Marx và Engels thành hiện thực: tiến hành thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, đất nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Tên tuổi của V.I.Lenin mãi mãi gắn liền với phong trào cộng sản Nga và quốc tế.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 dưới sự lãnh đạo thiên tài của Lenin đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức, có ảnh hưởng to lớn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam.

Vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới

V.I.Lenin, tên thật là Vladimir Ilych Ulianov, sinh ngày 22/4/1870, ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), trong một gia đình nhà giáo tiến bộ.

Cha Lenin là Ilya Nikolaevich Ulyanov, thanh tra trường trung học dân lập, sau trở thành Hiệu trưởng trường trung học, là một người có tư tưởng tiến bộ, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục.

V.I.Lenin: Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới - Ảnh 2

Mẹ Lenin là Maria Alexandrovna Ulyanova, sinh ra và lớn lên trong một gia đình thầy thuốc. Bà biết nhiều ngoại ngữ, am hiểu văn học nghệ thuật và dành hết tâm huyết vào việc giáo dục con cái.

Thời thơ ấu Lenin sống trong không khí gia đình đầm ấm. Tính cách và quan điểm của Lenin thời trẻ được hình thành dưới ảnh hưởng của nền giáo dục gia đình mẫu mực, nền văn học Nga tiên tiến cùng cuộc sống lao động xung quanh.

Lenin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc.

Người có ảnh hưởng lớn đến Lenin trong gia đình là người anh cả Aleksandr Ilyich Ulyanov, một người có ý chí kiên cường và những nguyên tắc đạo đức cao cả.

Mùa hè năm 1877, gia đình Lenin rời Simbirsk chuyển nhà đến Kazan. Cũng trong thời gian này, anh cả của Lenin bị bắt, sau đó bị xử tử hình vì tham gia vào vụ mưu sát Nga hoàng Aleksandr III.

Cái chết của người anh đã gây xúc động mạnh trong tâm trí Lenin và đã củng cố thêm ý chí cách mạng của Lenin. Tuy nhiên để đấu tranh chống chế độ chuyên chế, ông muốn tìm một con đường khác với con đường mà người anh cả đã đi.

Gia đình V.I.Lenin. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Gia đình V.I.Lenin. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Cũng trong năm đó, Lenin tốt nghiệp xuất sắc trường Trung học, được nhận Huy chương vàng (Siimbirsk, 1887) nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào của nước Nga. Nhưng là em ruột của một tội phạm tử hình, Lenin bị cấm vào học các trường Đại học ở thủ đô Petersboung, và đành xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan.

Tại đây, Lenin tích cực tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Nhóm này nghiên cứu các trước tác của Karl Marx, V.G. Bielinski...

Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, Lenin bị đuổi học và bị phạt chuyển đến làng Kukoshino, tỉnh Kazan. Tháng 10 năm 1888, Lenin trở về Kazan, gia nhập nhóm Marxist; Năm sau chuyển đến Samara.

Lenin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, Lenin đã hoàn thành tất cả các môn học của chương trình bốn năm khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa Luật, Lenin làm trợ lý luật sư ở Samara.

Tháng 8/1893, chuyển về Petersboung. Năm 1894, trong cuốn “Thế nào là những bạn dân và họ chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? “ và năm 1899, trong cuốn “Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga,” Lenin đã giáng một đòn công phá về mặt tư tưởng vào phái dân túy. Thời gian này Lenin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Marxist ở Nga.

Hơn một thế kỷ đã trôi qua và thế giới sẽ còn tiếp tục đổi thay, nhưng cuộc cách mạng vĩ đại do V.I. Lenin và đảng Bolshevik lãnh đạo vẫn khẳng định sức sống, giá trị thời đại và ý nghĩa lịch sử toàn thế giới. Những lý tưởng cao đẹp mà cuộc cách mạng làm “rung chuyển thế giới” ấy vạch ra hơn 100 năm trước vẫn là khát vọng, là ước mơ cháy bỏng của loài người và ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn luôn sáng mãi. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Hơn một thế kỷ đã trôi qua và thế giới sẽ còn tiếp tục đổi thay, nhưng cuộc cách mạng vĩ đại do V.I. Lenin và đảng Bolshevik lãnh đạo vẫn khẳng định sức sống, giá trị thời đại và ý nghĩa lịch sử toàn thế giới. Những lý tưởng cao đẹp mà cuộc cách mạng làm “rung chuyển thế giới” ấy vạch ra hơn 100 năm trước vẫn là khát vọng, là ước mơ cháy bỏng của loài người và ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn luôn sáng mãi. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Mùa thu năm 1895, Lenin thành lập ở Petersbourg Hội liên hiệp Đấu tranh Giải phóng Giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Petersbourg lại. Lenin đã gặp Nadezhda Krupskaya là một thành viên trong những nhóm cách mạng lúc bấy giờ, Krupskaya dạy học ở trường buổi tối và tham gia tích cực vào phong trào công nhân. Hai người yêu nhau và đã trở thành bạn đời chung thủy.

Đêm mồng 9 tháng Chạp năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có Lenin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2/1897, Lenin bị đi đày ba năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Siberia).

Một năm sau, Krupskaya cũng bị bắt và bị đi đày. Trong thời gian bị lưu đày, Lenin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn “Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga” (1899).

Năm 1898, chín đại biểu của các tổ chức xã hội dân chủ họp đại hội ở thành phố Minsk và tuyên bố thành lập Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, nhưng đảng bị tan rã ngay vì tất cả các đại biểu của đại hội thứ nhất đều bị bắt.

Ngôi nhà Lenin và gia đình đã sống từ những ngày đầu bị đày tới làng Shushenskoye (1897-1898).(Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Ngôi nhà Lenin và gia đình đã sống từ những ngày đầu bị đày tới làng Shushenskoye (1897-1898).(Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)

Năm 1900, thời hạn lưu đày của Lenin kết thúc, người lại hăng hái bắt tay vào việc tập hợp những người Marxist thành lập chính đảng cách mạng.

Chính quyền Nga hoàng cấm Lenin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. Lenin phải ra nước ngoài, cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Iskrs (Tia lửa).

Năm 1903, tại Đại hội lần thứ II Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga họp ở London, Lenin phát biểu phải xây dựng một đảng Marxist kiểu mới có kỷ luật nghiêm minh, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng.

Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này, Lenin đã trình bày trong cuốn “Làm gì” (1902) và cuốn “Một bước tiến hai bước lùi” (1904).

Tháng 4/1905, tại London tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Lenin được bầu làm Chủ tịch Đại hội. Đại hội đã bầu ra ủy ban Trung ương do Lenin đứng đầu.

Tháng 11/1905, Lenin bí mật trở về Petersburg để lãnh đạo cách mạng và trên thực tế Lenin đã được thừa nhận là lãnh tụ của nước Nga. Từ tháng Chạp năm 1907, Lenin sống ở nước ngoài, tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật.

Tháng Giêng năm 1912, Lenin lãnh đạo hội nghị lần thứ IV toàn Nga Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ. Tháng 6/1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này Lenin soạn thảo xong “Đề cương Marxist về vần đề dân tộc.”

Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, Lenin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1916) và những tác phẩm khác, Lenin đã phát triển lý luận chính trị kinh tế học Marxist và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Marxist.

Chiếc súng săn và những vật dụng bên trong phòng làm việc ngôi nhà Lenin và gia đình đã sống trong thời gian bị đày ở làng Shushenshkoye những năm 1898-1900. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN). (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)
Chiếc súng săn và những vật dụng bên trong phòng làm việc ngôi nhà Lenin và gia đình đã sống trong thời gian bị đày ở làng Shushenshkoye những năm 1898-1900. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN). (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)

Ngày 16/4/1917, Lenin đến Petrograt để trình bày bản Luận cương Tháng Tư nổi tiếng, thực chất đây là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (tháng 4-1917) của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối cách mạng do Lenin đề ra.

Đầu tháng 10/1917, Lenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của Lenin được Hội nghị ủy ban Trung ương Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga Nga thông qua.

Tối ngày 6/11/1917, Lenin đến Cung điện Smolnyi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đêm ngày 7/11/1917 (vào tháng Mười theo lịch Nga), Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng.

Lenin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước.

Năm 1919, Lenin sáng lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Năm 1920, Lenin soạn thảo ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa, hợp tác hóa, tiến hành cách mạng văn hóa), đề ra Chính sách kinh tế mới và Kế hoạch điện khí hóa toàn nước Nga.

Ngày 21/4/1924, Lenin qua đời ở làng Gorki (Moskva).

Di sản của Lenin

Lenin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất; lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lenin đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc.

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) trong phòng làm việc của Lenin ở Điện Smolnyi, nơi đặt nền móng cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) trong phòng làm việc của Lenin ở Điện Smolnyi, nơi đặt nền móng cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)

Di sản mà Lenin để lại cho nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn cả trên phương diện thực tiễn hoạt động cách mạng và lý luận tư tưởng.

- Sáng lập học thuyết Đảng kiểu mới, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân

Lenin cho rằng “Đảng tức là đội tiên phong của giai cấp công nhân,” là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành cho mục tiêu, lý tưởng, lập trường, lợi ích của giai cấp công nhân, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Lenin cũng nêu ra những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân gồm: lấy chủ nghĩa Marx làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng tổ chức của Đảng, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, đoàn kết thống nhất là quy luật trong xây dựng và phát triển của Đảng; chủ nghĩa quốc tế vô sản là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng tổ chức, hoạt động của Đảng...

Lenin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất. Di sản mà Lenin để lại cho nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn cả trên phương diện thực tiễn hoạt động cách mạng và lý luận tư tưởng.

Những luận điểm của Lenin về Đảng kiểu mới là sự khẳng định, phát triển và hoàn chỉnh học thuyết Marx-Engels về Đảng Cộng sản, đặt cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của Đảng Bolshevik Nga và hàng loạt các Đảng Cộng sản sau này, đồng thời là tiêu chuẩn khoa học để phân biệt chính Đảng Marxist của giai cấp công nhân với các đảng phái khác.

- Lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, làm cho Đảng Cộng sản lần đầu tiên trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội

Với tư cách là lãnh tụ của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga 1917, Lenin là người Marxist đầu tiên vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Marx vào thực tiễn nước Nga, lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xô Viết.

Dưới ngọn cờ của Lenin, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành; chủ nghĩa phátxít bị tiêu diệt; các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập dân tộc, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã...

V.I.Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, 7/11/1918. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
V.I.Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, 7/11/1918. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Tên tuổi vĩ đại của Lenin đã gắn liền với những cải biến cách mạng vĩ đại nhất trong xã hội loài người từ đầu thế kỷ XX đến nay. Chính Lenin là người đã làm cho chủ nghĩa Marx từ lý luận trở thành hiện thực; lần đầu tiên trong lịch sử thế giới Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô Viết, một thời đại mới trong lịch sử thế giới nhân loại đã bắt đầu. Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh vì lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

- Người chỉ ra chính sách kinh tế mới (NEP)

Chính sách cộng sản thời chiến đã bộc lộ những sai lầm tạo ra tình trạng khủng hoảng vô cùng trầm trọng, dẫn đến tình hình nguy hiểm cho nước Nga Xô Viết, làm cho quần chúng lao động, nhất là công nhân và nông dân thất vọng. Kịp thời phát hiện ra sai lầm đó, với tinh thần phê phán nghiêm khắc đối với bệnh giáo điều, xa rời tình hình cụ thể của nước Nga, Lenin đã chỉ ra chính sách kinh tế mới (NEP).

Các vật dụng trên bàn làm việc của V. I. Lenin. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Các vật dụng trên bàn làm việc của V. I. Lenin. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)

Với “Chính sách kinh tế mới,” Lenin không chỉ thuần túy đem chính sách thuế lương thực thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến, dùng lợi ích kinh tế, vật chất như một đòn bẩy, tạo động lực làm nảy sinh tính tích cực lao động của công nhân, nông dân và mọi người lao động nói chung trong buổi đầu xây dựng nhà nước. Nhờ đó đã đưa nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau Cách mạng Tháng Mười, làm cho chính quyền Xô Viết non trẻ đứng vững và nước Nga xã hội chủ nghĩa nhanh chóng hồi sinh.

Song sâu xa hơn, đó còn là khởi đầu kiến tạo mô hình phát triển mới của chủ nghĩa xã hội, giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xã hội để thúc đẩy phát triển; đồng thời gợi mở lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là phải dựa trên cơ sở khoa học, tuân thủ quy luật khách quan và đáp ứng nhu cầu lợi ích của người lao động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo tư tưởng Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân, cho nước đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Người đã gặp được “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin.

Từ ngày 25-30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ ngày 25-30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Khi đọc “Sơ thảo luận cương” của Lenin, Người cảm động:“Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”

Tiếp nhận những tư tưởng, luận điểm sâu sắc từ Lenin, nhất là tư tưởng về quyền các dân tộc bình đẳng, về cách mạng vô sản… và bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga; bằng trí tuệ và kinh nghiệm sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định: “con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản;” “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”

Hồ Chí Minh là người đã vận dụng sáng tạo lý luận của Lenin về cách mạng thuộc địa để hiện thực hóa nó trong cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi những tư tưởng của Lenin và bài học từ Cách mạng Tháng Mười Nga là cái “cẩm nang thần kỳ” nhưng không sao chép, mà Người tiếp thu cái tinh thần và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những thắng lợi vĩ đại và thành tựu có ý nghĩa to lớn, lịch sử trên con đường cách mạng Việt Nam hơn 90 năm đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu. Một trong những bài học lớn là bài học độc lập tự chủ trong việc xem xét đánh giá đúng tình hình, trong việc vận dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Marx-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, trong việc học tập kinh nghiệm của các nước.

 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đó là bài học bắt nguồn từ tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo của Lenin. Trong bất kỳ thời kỳ nào của cách mạng nếu biết vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin một cách có sáng tạo thì chúng ta giành được thắng lợi; ngược lại, nếu xa rời tư duy biện chứng, nếu giáo điều rập khuôn thì nhất định sẽ mắc sai lầm và không tránh khỏi những tổn thất nhất định.

Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức đan xen; Đảng và nhân dân ta luôn kiên định con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)

Các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương cơ sở luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả chủ trương, quan điểm của Đảng: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; coi đây là biểu hiện sinh động nhất của sự kiên định vận dụng sáng tạo quan điểm thống nhất trong nguyên lý của chủ nghĩa Marx-Lenin về cách mạng vô sản.

Theo phó giáo sư Trần Văn Phòng, Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nếu như Marx-Engels là người sáng lập ra học thuyết về chủ nghĩa xã hội, Lenin là người đã chuyển học thuyết về chủ nghĩa xã hội thành hiện thực trên đất nước Nga Soviet, thì Hồ Chí Minh là người đã vận dụng sáng tạo lý luận của Lenin về cách mạng thuộc địa để hiện thực hóa nó trong cách mạng dân tộc giải phóng Việt Nam; và tạo ra sự khởi đầu cho một dòng thác giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Đấy là sự tiếp nối Marx-Engels, Lenin của Hồ Chí Minh mà đến bây giờ, không chỉ Việt Nam mà cả nhân loại phải ghi nhận./.

Tượng V. I. Lenin trong khuôn viên Điện Smolnyi. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Tượng V. I. Lenin trong khuôn viên Điện Smolnyi. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)

Vietnamplus

Tin cùng chuyên mục