Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam 13:51 11/06/2020 Cách đây 95 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại thủ đô Hà Nội (5/1968). (Ảnh: TTXVN) Năm 1921, để tập hợp các lực lượng cùng chí hướng, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí châu Á có mặt ở Paris sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội ra tờ báo 'Người cùng khổ' làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là phóng viên, vừa là người biên tập chính. Báo 'Người cùng khổ,' cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên ra số đầu tiên. Bác vừa là Tổng biên tập, vừa là phóng viên, viết rất nhiều tin bài cho tờ báo. Báo Thanh niên xuất bản đượpc 88 số đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin vào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930. Trong ảnh: Báo Thanh niên những ngày đầu mới xuất bản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Sau gần 30 năm bôn ba ở nước ngoài, tháng 1/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc và sáng lập báo Việt Nam Độc lập (số đầu tiên được đánh số 101, ra ngày 1/8/1941) nhằm kêu gọi nhân dân đoàn kết vững bền cùng nhau cứu nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp đọc báo tại ATK Thái Nguyên, năm 1947. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Ngày 15/10/1949, báo Sự Thật đăng bài 'Dân vận' của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cả dân tộc đang chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Tác phẩm đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị, tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Bác Hồ không những là nhà báo mà còn là độc giả tích cực của báo chí trong nước và thế giới. Bác tự rèn mình một phong cách đọc báo đều đặn, nghiêm túc. Trong ảnh: Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và trên cương vị người đứng đầu đất nước, Bác Hồ đã viết hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại và bằng nhiều bút danh khác nhau. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bác Hồ thăm và chúc Tết cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân, năm 1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và trên cương vị người đứng đầu đất nước, Bác Hồ đã viết hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại và bằng nhiều bút danh khác nhau. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc tại tầng 2 Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, tháng 4/1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của báo chí, triệt để sử dụng báo chí và coi đây là một vũ khí sắc bén của cách mạng. Đối với người làm báo, Bác cho rằng 'Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ.' Bác dạy các thế hệ người làm báo về nhiệm vụ của báo chí 'Phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.' Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo và nhân viên phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960). Ảnh: TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo, năm 1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Tại Đại hội lần thứ III Những người viết báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: 'Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén” (8/9/1962). Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Tại Đại hội lần thứ III Những người viết báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: 'Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén (8/9/1962). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ III, tháng 3/1963. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò nữ phóng viên Tuệ Oanh của Việt Nam Thông tấn xã về cách viết tin trong dịp đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội khóa III (26/4/1964). (Ảnh: Tư liệu TTXVVN) Báo chí là kênh thông tin vô cùng quan trọng của Bác để lãnh đạo cách mạng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Bác Hồ là độc giả tích cực của báo chí trong nước và thế giới. Bác tự rèn mình một phong cách đọc báo đều đặn, nghiêm túc. Bác không hẹn tiếp khách vào đầu giờ làm việc hàng ngày, giờ đó việc đầu tiên là Người xem qua các báo. Trong ảnh: Bác Hồ đọc báo Nhân Dân ở chiến khu Việt Bắc (1951). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Báo chí là kênh thông tin vô cùng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Bác luôn dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam). Dù bận trăm công nghìn việc, hằng ngày, Bác vẫn dành thời gian nghe đài, đọc bản tin của VNTTX. Bác đã nhiều lần tự tay sửa từng câu, từng từ, duyệt tin bài, căn dặn về nghề với phóng viên VNTTX. Trong ảnh: Bút tích Bác Hồ sửa tin của TTXVN. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đồng chí Trường Chinh chụp ảnh lưu niệm với nhóm phóng viên thông tấn, báo chí phục vụ Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960). Người ngồi giữa Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh là nhà báo Huỳnh Thị Hường (phóng viên Việt Nam Thông tấn xã) và người đeo kính ngồi sau Bác Hồ là nhà báo Lê Bá Thuyên (Phó Giám đốc VNTTX). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) (TTXVN/Vietnam+)