Thực hiện mục tiêu kép: TPHCM giữ vững trận địa phòng, chống dịch

09:20 03/01/2021

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, TPHCM nỗ lực cùng cả nước thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Đại dịch COVID-19 xuất hiện trên phạm vi cả nước, đã tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trong điều kiện khó khăn, với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua thử thách, cùng cả nước phòng, chống dịch có hiệu quả, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội vừa phòng, chống dịch bệnh.

Quyết liệt ngăn chặn dịch xâm nhập, lây lan

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước xuất hiện bệnh nhân mắc COVID-19 và cũng là địa bàn có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và bùng phát mạnh nhất.

Thế nhưng trong gần một năm qua, Thành phố đã thành công giữ vững trận địa, hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn. Đặc biệt, đến cuối năm 2020, Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19 và không để các ổ dịch lây lan rộng trong cộng đồng.

Tháng 1/2020, khi dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhận thấy nguy cơ sẽ bị dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ngành liên quận thực hiện việc giám sát y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất-  nơi đón hàng ngàn lượt người nhập cảnh mỗi ngày.

Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế trực thuộc Sở Y tế được phân công lập điểm "chốt chặn" tại đây.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế cho biết, bắt đầu từ đây mở ra chuỗi ngày căng thẳng chưa từng có của 80 nhân viên Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Với lưu lượng hàng ngàn khách quốc tế đến Việt Nam mỗi ngày, một "lệnh giới nghiêm" được ban ra, toàn bộ nhân viên kiểm dịch y tế không có lịch nghỉ Tết, không về quê thăm gia đình, trực 24/24 giờ ở sân bay, nhằm đảm bảo tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đều được giám sát y tế.

Nhờ đó, những trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch, có các dấu hiệu sức khỏe bất thường đã được phát hiện nhanh và cách ly ngay.

Khi dịch bệnh xâm nhập vào cộng đồng, Thành phố càng ráo riết kiểm soát chặt hơn nữa công tác phòng, chống dịch.

Lúc này, lãnh đạo Thành phố xác định, công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Trong từng giai đoạn dịch bệnh xâm nhập, Thành phố luôn đưa ra các phương án ứng phó hiệu quả như thành lập khẩn cấp các khu cách ly tập trung đón hàng ngàn người nhập cảnh thông qua sân bay Tân Sơn Nhất, điều tra, truy vết các ca mắc trong cộng đồng và đưa đi cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, thành lập các bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19...

Một thành quả đáng tự hào đó là việc thành phố xử lý rốt ráo các ổ dịch trên địa bàn. Điển hình như ổ dịch quận bar Buddha (quận 2), ổ dịch lớn nhất Thành phố khởi phát từ bệnh nhân 91 (phi công người Anh) vào tháng 3/2020.

Bệnh nhân 91 là phi công người Anh được chăm sóc tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh nhân 91 là phi công người Anh được chăm sóc tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát

Chỉ sau gần một tháng với sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo Thành phố và sự vào cuộc ngày đêm truy vết của đội ngũ y tế dự phòng, chuỗi lây nhiễm của ổ dịch này đã được chặn đứng, với 18 ca mắc.

Chưa bao giờ các chỉ đạo, quyết định của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của người dân như trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19.

Trong 14 ngày giãn cách xã hội, lãnh đạo Thành phố chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện tuân thủ nghiêm túc và được người dân đồng thuận hưởng ứng; các bộ tiêu chí an toàn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, công thương, an toàn thực phẩm… đã được đưa ra và chấp hành nghiêm túc.

Các quy định hạn chế tập trung đông người, ngừng hoạt động kinh doanh một số lĩnh vực dễ lây lan dịch bệnh... được Ủy ban Nhân dân Thành phố đưa ra kịp thời.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị, cá nhân chưa chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Thành phố và ngay lập tức đã phải chịu trách nhiệm.

Trong các cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh.

Hàng ngàn người dân trên địa bàn đã bị xử phạt do không tuân thủ đeo khẩu trang nơi công cộng, nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt, tạm dừng hoạt động do không tuân thủ các điều kiện phòng dịch.

Phong tỏa một nhà trọ tại quận 9 liên quan đến một trường hợp mắc COVID-19. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Phong tỏa một nhà trọ tại quận 9 liên quan đến một trường hợp mắc COVID-19. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN

Đỉnh điểm, Công an Thành phố đã khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" sau khi một tiếp viên hàng không vi phạm các quy định phòng dịch khi thực hiện cách ly tập trung, cũng như không tuân thủ quy định phòng dịch khi cách ly tại nhà, khiến bản thân mắc COVID-19 và làm lây lan thêm cho người khác.

Bên cạnh các biện pháp mạnh tay, bằng các biện pháp tuyên truyền hiệu quả, Thành phố đã giúp cho người dân ý thức hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mỗi khi có một ca bệnh mới, cả cộng đồng cùng chung tay giúp sức cơ quận chức năng truy tìm, điều tra dịch tễ những người liên quận.

Người dân có ý thức chấp hành nghiêm túc, góp phần khống chế dịch ngay tại cộng đồng dân cư. Như trong đợt dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng, hàng chục ngàn người dân trở về từ Đà Nẵng đã tự nguyện liên hệ với các cơ quận y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và tuân thủ cách ly.

Nhờ vậy, dù phát sinh một số ca bệnh từ "ổ dịch" Đà Nẵng nhưng điều đáng mừng là các ca bệnh này không làm lây lan ra cộng đồng.

Giữ vững phòng tuyến cuối cùng

"Dốc toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân mắc COVID-19, không để trường hợp nào tử vong" là chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian dịch COVID-19 diễn ra phức tạp tại Thành phố.

Lực lượng dân phòng vận chuyển lương thực tiếp tế cho người dân bị khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Lực lượng dân phòng vận chuyển lương thực tiếp tế cho người dân bị khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN

Từ hai bệnh nhân người Trung Quốc đầu tiên, đội ngũ y bác sỹ tuyến đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã không quận ngày đêm tìm ra phác đồ điều trị phù hợp vừa góp phần cứu sống bệnh nhân vừa đóng góp vào công cuộc phòng, chống COVID-19 khi dịch bệnh này mới xuất hiện, chưa có các dữ liệu thông tin, chưa có phác đồ điều trị cụ thể trên thế giới.

Đây cũng chính là tiền đề để Việt Nam điều trị thành công các ca bệnh khó, phức tạp sau này.

Cùng với làn sóng nhập cảnh mỗi lúc một đông, dịch bệnh càng lây lan rộng, nhu cầu mở rộng các khu vực điều trị càng được Thành phố chú trọng.

Nhận thấy những nguy cơ lây nhiễm khi điều trị chung cho cả bệnh nhân COVID-19 và các bệnh nhân khác, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập hai bệnh viện dã chiến với quy mô 600 giường sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân.

Đặc biệt, Thành phố tạo dấu ấn đậm nét trong mắt bạn bè thế giới khi điều trị thành công cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh), ca bệnh điển hình với hàng loạt biến chứng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao.

Cùng với đó, nhiều bệnh nhân nặng khác đã được cứu sống đã chứng tỏ sự quyết tâm cao độ “không để ai bị bỏ lại phía sau” của lãnh đạo Thành phố.

Vừa không để bệnh nhân COVID-19 tử vong, Thành phố Hồ Chí Minh cũng không để dịch bệnh phát sinh tại các bệnh viện – nơi có nguy cơ trở thành ổ dịch lớn và nguy hiểm nhất.

“Phải đảm bảo an toàn cho các bệnh viện, phải bảo vệ những người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, bệnh nhân có các bệnh nền nguy hiểm như ung thư, tim mạch, chạy thận…” là chỉ đạo của xuyên suốt lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trong các cuộc họp giao ban phòng, chống dịch bệnh mỗi ngày.

Và khi dịch bệnh bùng phát tại Đà Nẵng, bằng kinh nghiệm và tiềm lực vốn có, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tăng cường chi viện đội ngũ y bác sỹ “chia lửa” với các đồng nghiệp miền Trung. 35 y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp không nhỏ trong nỗ lực cứu sống các ca bệnh nặng ở tâm dịch quậng Nam-Đà Nẵng.

Tính đến ngày 31/12, Thành phố Hồ Chí Minh có 145 trường hợp mắc COVID-19 và đã có 143 trường hợp được điều trị khỏi bệnh.

Có thể nói, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành công nhất định khi khống chế được các ca mắc trong cộng đồng, đồng thời chưa để trường hợp nào tử vong.

Đây được xem là "kỳ tích" bởi Thành phố là nơi hội tụ các nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh.

Song lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập và lây lan bất cứ lúc nào. Do đó, tất cả hệ thống chính trị, các sở, ngành luôn trong tình trạng "trực chiến", sẵn sàng với các phương án ứng phó khi có dịch bệnh xâm nhập.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành phố khuyến cáo người dân không được chủ quận, lơ là nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ. Trong bối cảnh tình hình nhập cảnh trái phép ngày càng gia tăng, ngoài việc tăng cường hệ thống giám sát từ các sở, ngành, lãnh đạo Thành phố kêu gọi người dân có ý thức trong việc giám sát cộng đồng, tự giác phát hiện và khai báo y tế khi có người mới, người lạ xuất hiện tại khu vực mình sinh sống.

Mới đây, trong Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, dịch bệnh đang quay trở lại nhưng Thành phố sẽ có các biện pháp xử lý quyết liệt, không để lây lan rộng.

Đây chính là “đòn bẩy” để ổn định xã hội, phát triển kinh tế trong năm 2021, góp phần hoàn thành “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế-xã hội như chỉ đạo của Chính phủ.

Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục